Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014




PHÂN TÍCH BẢNG LUẬT THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT.

Thơ Tứ Tuyệt đã xuất hiện từ rất lâu, trước khi có thơ Thất Ngôn Bát Cú và Ngũ Ngôn Bát Cú.
Đầu tiên, thơ Tứ Tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “Tứ” là Bốn và “Tuyệt” có nghĩa là Tuyệt diệu.
Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là Tứ Tuyệt. 

Tuy nhiên, sau khi có thơ Thất Ngôn và Ngũ Ngôn Bát Cú (luật thi) vào đời nhà Đường, thì thơ Tứ Tuyệt lại bắt buộc phải được làm theo quy tắc về Niêm, Vần, Luật, Đối của lối thơ Thất Ngôn Bát Cú.
Vì vậy, sau nầy người ta giải thích chữ “Tuyệt” là ngắt ra hay dứt ra. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt hẳn ra lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra 1 bài tứ tuyệt.
Do đó Niêm, Vần, Luật, Đối của bài Tứ Tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài Bát Cú mà thành. 

Thơ Tứ Tuyệt có 2 thể là:
.Luật Trắc (hoặc Luật Bằng) Vần Bằng (Tam Vận hoặc Nhị Vận)
.Luật Trắc (hoặc Luật Bằng) Vần Trắc (Tam Vận). 
Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như "Công Thức" căn bản mà người làm thơ phải triệt để tuân theo. *

A. CẤU TẠO BẢNG LUẬT THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT VÀ BỐ CỤC:

1. Như chúng ta đã biết Luật thơ Đường căn cứ trên thanh âm Bằng và thanh âm Trắc,
Và dùng các chữ số 1-3; 2-4-6, và 5-7 trong một câu thơ để xây dựng Luật trên nguyên tắc luôn luôn cân đối 2 thanh âm Bằng và Trắc.  

Trong 1 câu có 7 vị trí Bằng Trắc khác nhau: 1 2 3 4 5 6 7  

Và trong đó:
- Chữ số 2 và 6 luôn giống nhau và luôn ngược với chữ số 4 (về thanh âm)
- Chữ số 5 luôn ngược với chữ số 7 (về thanh âm)
- Chữ số 1 luôn ngược với chữ số 3 (về thanh âm)
- Và luôn giữ tỷ lệ 3/4 tức là 3 bằng và 4 trắc (hoặc ngược lại) nếu làm mất tỷ lệ 3/4 tức là phạm lỗi Bàng Âm.
- Và chú ý về 5 vị trí Bất Động ở các chữ số 2-4-6 và 5-7.

(xin xem lại bài CẤU TẠO CỦA 1 CÂU TRONG BẢNG LUẬT THƠ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT).

2. Bây giờ chúng ta sẽ xét về cách cấu tạo bảng luật của thể loại thơ Tứ Tuyệt Tam Vận (3 Vần):

Hãy thử xét bẳng luật Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng Ba Vần.

Chúng ta thấy:   BẢNG LUẬT VÀ BỐ CỤC: 

1. T - T - B - B - T - T - B / Là câu Khai (mở đầu vấn đề)
2. B - B - T - T - T - B - B / Là câu Thực (bàn vấn đề)
3. B - B - T - T - B - B - T / Là câu Luận (mở rộng vấn đề)
4. T - T - B - B - T - T - B / Là câu Kết (kết thúc vấn đề)

a. Trong đó câu số 1 là:

1. T - T - B - B - T - T - B (gồm 3 bằng và 4 trắc)

b. Câu số 2 là:

2. B - B - T - T - T - B - B (gồm 4 bằng và 3 trắc)

Xin chú ý:
Ở câu 2 này vị trí chữ số 2 (so với câu số 1) từ thanh âm Trắc chuyển thành Bằng,
Cho nên vị trí chữ số 6 buộc phải chuyển từ thanh âm Trắc thành Bằng,
Và chữ số 4 cũng phải chuyển từ thanh âm Bằng thành Trắc (so với câu số 1).
Điều này tất nhiên cặp chữ số 1 và 3 cũng phải tráo đổi cho nhau (so với câu số 1).
Riêng cặp chữ số 5 và 7 vẫn giữ nguyên (so với câu số 1).
Tóm lại:
So với câu số 1 thì câu số 2 đảo ngược các thanh âm ở các vị trí chữ số 2-4-6 và 1-3.
Còn lại vẫn giữ nguyên cặp chữ số 5 và 7.

c. Câu số 3 là:

3. B - B - T - T - B - B - T (gồm 4 bằng và 3 trắc)

Xin chú ý:
Ở câu 3 này vị trí chữ số 2 (so với câu số 2) thanh âm Bằng vẫn giữ nguyên.
Cho nên các vị trí các chữ số 1-3 và 2-4-6 vãn giữ nguyên (so với câu số 2).
Chỉ riêng cặp chữ số 5 và 7 thì đảo ngược thanh âm lại với nhau, hay nói cách khác là chứ số 5 đổi chổ cho chữ số 7.
Tóm lại:
So với câu số 2 thì câu số 3 đảo ngược các thanh âm ở các vị trí chữ số 5 và 7.
Còn các vị trí chỡ số 2-4-6 và 1-3 vẫn giữ y nguyên.

d. Câu số 4 là:

4. T - T - B - B - T - T - B (gồm 3 bằng và 4 trắc)

Xin chú ý:
Ở câu 4 này vị trí chữ số 2 (so với câu số 3) từ thanh âm Trắc chuyển thành Bằng.
Cho nên vị trí chữ số 6 buộc phải chuyển từ thanh âm Trắc thành Bằng
Và chữ số 4 cũng phải chuyển từ thanh âm Bằng thành trắc (so với câu số 3).
Điều này tất nhiên cặp chữ số 1 và 3 cũng phải tráo đổi cho nhau (so với câu số 3).
Riêng cặp chữ số 5 và 7 cũng thay đổi đảo ngược các thanh âm ở các vị trí chữ số 5 và 7. (so với câu số 3)
Tóm lại:  
So với câu số 3 thì câu số 4 đảo ngược toàn bộ các thanh âm ở các vị trí chữ số1-3; 2-4-6 và 5-7.
Và 1 điều rất thú vị nữa, câu số 4 cũng chính là câu số 1.

3. Tổng số chữ và các thanh âm bằng và trắc:

* Trong một bảng luật chúng ta có 4 câu và mỗi câu có 7 chữ Nên số chữ chúng ta có được là:

7 chữ x 4 lần = 28 chữ.

* Trong 1 bảng luật chúng ta có 4 câu mà trong đó:

      Câu 1 có: 3 Bằng và  4 Trắc
      Câu 2 có: 4 Bằng và  3 Trắc      
      Câu 3 có: 4 Bằng và  3 Trắc      
      Câu 4 có: 3 Bằng và  4 Trắc
------------------------------------  
Cả 4 câu có: 14 Bằng và 14 Trắc và tuyệt đối cân bằng giữa 2 thanh âm Bằng và Trắc, luôn luôn giữ tỷ lệ cân bằng đều: 50/50.

* Nếu chúng ta để ý cột dọc của các chữ số 1 (chữ dầu tiên của cả 4 câu):

Câu 1 là: Trắc
Câu 2 là: Bằng
Câu 3 là: Bằng
Câu 4 là: Trắc

Vậy cả 4 chữ đầu tiên của cả 4 câu có 2 Bằng và 2 Trắc rất cân đối, nếu do dùng thứ luật không đúng cách làm mất tính chất cân bằng tuyệt đối về thanh âm bằng trắc thì xem như đã bị lỗi Bàng Thủ (bằng đầu)
Nếu làm hỏng tỷ lệ cân đối bắt buộc này thì bị coi là mắc bệnh Thất Luật (hỏng luật)

Đây là điểm tuyệt vời và then chốt nhất của Bảng luật đó là tính cân bằng tuyệt đối giữa 2 thanh âm bằng và trắc, luôn luôn giữ tỷ lệ cân bằng đều: 50/50.

Đây là công thức nhất định và duy nhất để xây dựng các Bảng Luật của thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Tam Vận.


(còn tiếp ..)


Miên Hanh (Đỗ Hữu Nghĩa); 03-07-2014.

* Ghi Chú: Ở đây Miên Hanh chỉ viết lại những gì mình cảm nhận được trong quá trình làm thơ của chính mình, nên chi không dám khuyên ai và chỉ mong với chút hiểu biết ít ỏi của mình chia sẻ để các bạn cùng đọc cho vui.
* Theo Tác Giả: Hoàng Thứ Lang.
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét