Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015



THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ (Lưỡng ngư đồ thuyết - Kinh dịch).
-----------------------------------------------------------
Sự Tương quan giữa bảng luật Thất ngôn Bát cú và bảng luật Thất ngôn Tứ Tuyệt - Đường luật.

Từ 1 bảng luật Thất ngôn Bát cú 5 vần người ta có thể ngắt thành 5 bảng luật Thất ngôn Tứ tuyệt theo 5 cách như sau:

- Cách 1: Ngắt lấy 4 câu đầu (1-2 và 3-4). Tạo nên bảng luật Tứ tuyệt 3 vần.

- Cách 2: Ngắt lấy 4 câu cuối (5-6 và 7-8). Tạo nên bảng luật Tứ tuyệt 2 vần.

- Cách 3: Ngắt lấy 4 câu giữa  (3-4 và 5-6). Tạo nên bảng luật Tứ tuyệt 2 vần.

- Cách 4: Ngắt lấy 2 câu giữa (5-6) và 2 câu giữa (3-4). Tạo nên bảng luật Tứ tuyệt 2 vần.

- Cách 5: Ngắt lấy 2 câu đầu (1-2) và 2 câu cuối (7-8). Tạo nên bảng luật Tứ tuyệt 3 vần.

Từ 5 cách ngắt kể trên, chúng ta có được 3 bảng luật Tứ tuyệt 3 vần và 2 bảng luật Tứ tuyệt 2 vần (đã xuất hiện sự trùng lặp) cho nên sau khi phân lọc lại chúng ta thấy;
Từ 1 Bảng luật Thất ngôn Bát cú 5 vần, chỉ ngắt ra được: 1 bảng luật Thất ngôn Tứ tuyệt 3 vần  và 2 bảng luật Thất ngôn Tứ tuyệt 2 vần.

Xin lưu ý:

. Cụ thể là chúng ta dùng bảng luật bằng 5 vần bằng (thất ngôn bát cú) thì khi ngắt ra sẽ được 1 bảng luật bằng 3 vần bằng và 2 bảng luật (bằng - trắc) 2 vần bằng (thất ngôn tứ tuyệt).
. Hoặc trường hợp ngược lại; khi chúng ta ghép 1 bảng luật bằng 3 vần bằng với 1 bảng luật bằng 2 vần bằng (thất ngôn tứ tuyệt) thì sẽ được 1 bảng luật bằng 5 vần bằng (thất ngôn bát cú).
. Nhưng khi chúng ta lại ghép 2 bảng luật bằng 2 vần bằng (thất ngôn tứ tuyệt) với nhau thì ra bảng luật bằng 4 vần bằng (thất ngôn bát cú).
(Tuyệt đối không có trường hợp nào: ghép 2 bảng luật bằng 3 vần bằng, cũng như  1 bảng luật bằng 2 vần bằng với với 1 bảng luật bằng 3 vần bằng - thất ngôn tứ tuyệt với nhau cả. Và càng không có trường hợp ghép 1 bảng luật bằng 3 vần bằng với 1 bảng luật trắc 2 vần bằng).

. Do tính Tương quan mật thiết (giữa thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt) như vậy, nên các vấn đề về Niêm - Luật, Vần, Bố cục, Đối ngẫu và 20 Lỗi Bệnh đều giống nhau hoàn toàn; Hay nói cách khác là Thất ngôn Tứ tuyệt chịu sự chi phối hoàn toàn của Thất ngôn Bát cú.
Tuy vậy, vẫn có 1 điểm dị biệt của Tứ tuyệt Đường luật là sự cùng tồn tại song song 2 chức năng: có đối ngẫu và không đối ngẫu (trong tất cả các bảng luật của hệ Tứ tuyệt Đường luật).

Sưu tầm và chỉnh biên.
Miên Hanh​ (Đỗ Hữu Nghĩa); 15.6.2015.

.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét