Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Mẹo nhớ: Bảng luật Thất ngôn Tứ tuyệt Đường luật.


Mẹo nhớ: Bảng luật Thất ngôn Tứ tuyệt Đường luật.

- Để xác định một bảng luật chúng ta căn cứ vào câu đầu tiên (câu số 1), căn cứ vào chữ số 2 (hoặc chữ số 6)  để xác định Luật (Thể) và chữ số 7 để xác dịnh Vần (Vận - nhóm bảng luật 3 vần).

- Bất kỳ 1 Câu nào trong bảng Luật luôn luôn:

. Bảo toàn được tỷ lệ 3 bằng / 4 trắc hoặc ngược lại.
. Có 2 vế: Vế trước bao gồm vị trí 4 chữ số: 1, 2, 3 và 4; Vế sau bao gồm vị trí 3 chữ số còn lại: 5, 6 và 7.
. Chữ số 2 và 6 luôn giống nhau và bắt buộc phải cùng ngược với chữ số 4 (về thanh âm).
. Chữ số 5 luôn ngược với chữ số 7 (về thanh âm).
. Chữ số 1 luôn ngược với chữ số 3 (về thanh âm).

Hãy chú ý:
Các vị trí chữ số 2-4-6 và 5-7 là 5 điểm Cấm không được Phạm vào (Ngũ Tinh Bất Phạm).
Tuyệt đối Cấm không được phép tùy biến (thay đổi) về thanh âm ở các vị trí này, mà phải tuyệt đối Nghiêm túc Tuân thủ theo bảng Luật.

- Trong bảng Luật:

. Câu số 1 và câu số 4 giống nhau hoàn toàn hay nói cách khác câu số 1 chính là câu số 4.
. Câu số 3 giống câu số 2 ở phần vế trước; vế sau chỉ khác ở vị trí chữ số 5 và 7 đổi chỗ cho nhau.
. Tính theo hàng dọc thì 4 từ đầu tiên của 4 câu luôn bảo toàn tỷ lệ 2 bằng / 2 trắc (tỷ lệ vàng 50/50).
. Và tính cả bảng luật thì luôn luôn bảo toàn tỷ lệ 14 bằng / 14 trắc (tỷ lệ vàng 50/50).

- Chú ý: trong thứ tự của 3 vần bằng phải luôn chú ý về sự xen kẽ các thanh âm có dấu và không dấu.

- Tùy theo yêu cầu của người dùng, bảng luật của tứ tuyệt Đường luật luôn có 2 chức năng cùng tồn tại song song là: không đối và  có đối.

- . Thanh âm Bằng (hay còn gọi là Bình; có nghĩa là bằng phẳng, ngay chính) bao gồm các Từ (Chữ) mang Thanh Dấu: Huyền và Không Dấu. 
Ví dụ: Cừ và Cư.

. Thanh âm Trắc: (Trắc có nghĩa là nhấp nhô, nghiêng lệch)  bao gồm các Từ (Chữ) mang Thanh Dấu: Sắc, Hỏi, Ngã và Nặng. 
Ví dụ: Cứ, Cử, Cữ và Cự.

• Xin hãy ghi nhớ điều này: 

Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật nguyên thủy chỉ có duy nhất 1 Bảng Luật Bằng, 3 Vần Bằng mà thôi. Các Bảng Luật còn lại là do các Thi Gia (nhà thơ) trong quá trình làm thơ đã chế hóa thêm.

Thể loại Thất ngôn Tứ tuyệt là dạng căn bản (ộô khung của Đường luật), phải bước qua nó trước khi bước lên Thất ngôn Bát cú (Đường Luật)..

Miên Hanh​ (Đỗ Hữu Nghĩa); 17.6.2015

.

2 nhận xét: